Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Làm sao để bảo vệ tên, logo của cửa hàng không bị ăn cắp


Đối với các starup trẻ, mới lần đầu khởi nghiệp, hoặc những đọc giả đang có mong muốn kinh doanh thường có thắc mắc rằng: làm sao để bảo vệ tên, logo của cửa hàng không bị người khác ăn cắp và sử dụng trái phép.


Một đọc giả Bút Danh “Phạm Nghĩa” có hỏi chúng tôi như sau:
“Hiện tại em có một cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ ở hà nội, hình thức hoạt động chủ yếu của em là bán hàng online trên facebook, zalo… Bởi vậy hình ảnh logo của cửa hàng, cũng như tên của hàng em đều đăng tải lên mạng. Vì sợ bị người khác ăn cắp hình ảnh logo và tên cửa hàng của mình, nên em muốn tìm cách để đăng ký logo độc quyền và tên cửa hàng đó. Nhưng mà em không biết phải làm như thế nào để được đăng ký sở hữu độc quyền tên,logo của em và chi phí đăng ký có tốn kém không. Mong các chuyên gia tư vấn giúp.”

Với những thắc mắc trên của đọc giả, chúng tôi xin mời về Luật Sư của Công ty Tư Vấn Pháp Lý: Luật Việt Tín để giải đáp thắc mắc trên như sau:

Đối với tên hoặc logo của một cửa hàng được thể hiện dưới dạng hình ảnh để đăng tải trên internet và muốn được độc quyền sở hữu để ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép từ các chủ thể khác thì cần tiến hành làm thủ tục đăng ký bản quyền logo/nhãn hiệu cho cửa hàng tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Tuy nhiên, để được đăng ký bảo hộ thì bạn phải đảm bảo logo/tên cửa hàng không được tương tự hoặc trùng với logo/tên cửa hàng của người khác và không thuộc vào các trường hợp không được bảo hộ theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ.

Thủ tục pháp lý đăng ký bảo hộ logo, tên cửa hàng
Với hình ảnh logo và tên cửa hàng sẽ có 2 hình thức để đăng ký để bảo vệ quyền sở hữu như sau:

Đăng ký logo, tên cửa hàng theo hình thức đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho cửa hàng.

Đối với loại hình đăng ký này, các bạn có thể xem chi tiết hướng dẫn các bước tại địa chỉ website :

Đăng ký logo, tên cửa hàng theo hình thức bản quyền tác giả sáng tác ra tác phẩm.

Mỗi hình thức bảo hộ bản quyền đều có những đặc thù riêng. Tuy nhiên, đối với một cửa hàng nhỏ lẻ và không có ý định phát triển rộng lớn trên toàn quốc thì các bạn không cần thiết phải làm thủ tục đăng ký này.

Lệ phí khi thực hiện nộp đơn đăng ký bản quyền logo, tên cửa hàng là 100.000 VND (Một trăm nghìn đồng)
Để hiểu sâu hơn và được tư vấn chi tiết hơn, bạn đọc quan tâm có thể gọi tới tổng đài tư vấn pháp luật 1900565689 để được hỗ trợ nhanh nhất.  Hoặc có bất kỳ khúc mắc nào chưa rõ, các bạn vui lòng để lại bình luận ở phía cuối bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó sớm nhất.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Marketing trong kinh doanh nhỏ

Đối với hầu hết mọi khía cạnh trong việc kinh doanh của mình, các chủ kinh doanh nhỏ đều đưa ra quyết định một cách thận trọng về việc phân bổ kinh phí thường giới hạn của họ, theo dõi chính xác giá vốn hàng bán so với doanh thu để đảm bảo lợi nhuận. Mỗi đồng vốn được hạch toán hoặc như là một chi phí cần thiết trong kinh doanh (thuê mặt bằng, trả lương cho nhân viên, …) hoặc là một chi phí hàng tồn kho mà sẽ trực tiếp dẫn đến lợi nhuận.
Ngược lại, khi nói đến marketing, các chủ kinh doanh nhỏ thường hành động theo cảm tính, chi tiêu tiền của họ mà không có bất kỳ nhận thức rõ ràng nào về việc nó sẽ tác động tích cực đến đâu. Về bản chất, những nỗ lực marketing truyền thống trong kinh doanh nhỏ đã tách rời với bất kỳ phân tích được xác định rõ ràng nào về tỷ lệ hoàn vốn. Vì lý do này mà rất nhiều chủ kinh doanh nhỏ chỉ phụ thuộc duy nhất vào marketing truyền miệng.
Tuy nhiên, rất nhiều thứ đã thay đổi trong thời gian gần đây. Bây giờ có những công nghệ hiện đại với giá cả phải chăng tồn tại mà có thể theo dõi quan hệ khách hàng từ một quảng cáo trực tuyến đơn giản đặt trên Google đến một đơn hàng thành công, cung cấp cho các chủ kinh doanh nhỏ cơ hội để có thể hoàn toàn dựa trên dữ liệu trong phương pháp marketing của họ. Mọi khía cạnh trong việc kinh doanh nhỏ của bạn có thể được tinh chỉnh và tối ưu hóa để đảm bảo rằng bạn thu hút được khách hàng, upsell khi có thể, và khuyến khích mọi người lan truyền về mình.
Những người dậy sớm sẽ có được khách hàng
Thực sự là không có cơ hội thứ hai cho ấn tượng đầu tiên, vì vậy khi nói đến lan truyền việc kinh doanh nhỏ mới của bạn, nó gần như không bao giờ là quá sớm.
Trước khi bạn mở cửa, bạn nên đến các chợ địa phương để giới thiệu cho khách hàng sản phẩm của bạn (và thu thập thông tin phản hồi). Trong khi đó, bạn nên bắt đầu thu thập email của các khách hàng để cho các cộng đồng địa phương biết khi nào cửa hàng của bạn sẽ mở cửa.
Hãy dành thời gian để thiết lập trên một hoặc hai mạng lưới xã hội sớm. Bắt đầu chia sẻ những câu chuyện của cửa hàng mới của bạn ở khắp mọi nơi bạn có thể, đây là cơ hội để quảng bá thương hiệu và nhận được phản hồi. Mọi người muốn biết những gì làm cho bạn đặc biệt, vậy nên nói cho họ biết lý do tại sao cửa hàng hoặc nhà hàng của bạn sẽ khác với tất cả những nơi khác. Bằng cách chia sẻ hình ảnh của chiếc máy pha cà phê hay bên trong của cửa hàng mới của bạn, bạn có thể truyền tải thông điệp trọng tâm và cho mọi người biết về việc mở cửa hàng.
Một khi bạn có không gian của bạn được bảo đảm, bạn nên có một số hình ảnh đẹp trên các cửa sổ mà minh họa cho những gì sắp tới. Đặt lên đó các tờ rơi mà mọi người có thể lấy đi. Bạn thậm chí có thể treo một clipboard và bút trên cánh cửa phía trước, nơi mọi người có thể đăng ký với email của họ để biết thêm về cửa hàng của bạn. Một khi bạn có danh sách này, có thể tổ chức một bữa tiệc giới thiệu và mời cộng đồng địa phương (và các nhà báo). Bước đầu tiên cho bất kỳ việc kinh doanh nào luôn luôn là được mọi người thử sản phẩm của bạn.
Hãy suy nghĩ về mục tiêu nhân khẩu học của bạn (ví dụ sinh viên, các bà mẹ, thanh thiếu niên) và tìm thấy bất kỳ cách nào bạn có thể để tiếp cận được với họ.
Nếu bạn không online, bạn không tồn tại
Nếu bạn nói chuyện với một số chủ kinh doanh có kinh nghiệm ở địa phương, họ sẽ chê bai sự tồn tại của các trang web nhận xét trực tuyến như Google Local. Họ sẽ cho bạn biết về áp lực thời gian mà bây giờ họ phải đối mặt để duy trì truyền thông mạng xã hội cho cửa hàng của họ. Và rất nhiều người sẽ chia sẻ những trải nghiệm tồi tệ của họ với các trang web hàng ngày. Nhưng tất cả những lời kêu ca không thay đổi một thực tế bất biến: bạn không thể không online.
Đó là sự thật rằng các trang web gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công và thất bại trong kinh doanh nhỏ, chúng cung cấp một cơ hội vô giá để bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng ở một quy mô chưa từng có thể trước đây. Nó tùy thuộc vào bạn có thể nắm lấy cơ hội này hay không.
Bước đầu tiên đối với hầu hết các cửa hàng và nhà hàng là tạo ra một trang Google Local. Google chiếm khoảng 70% của tất cả các lưu lượng tìm kiếm và ngày càng có nhiều lưu lượng truy cập đến từ các thiết bị di động. Rất có thể là, khách hàng của bạn đang sử dụng Google để tìm bạn, do đó bạn sẽ muốn chắc chắn rằng bạn giờ mở cửa, mô tả chi tiết, liên hệ, địa chỉ, hình ảnh, v.v. tất cả đều chính xác.
Google Doanh nghiệp của tôi là những người kinh doanh có thể được tìm thấy trên Google. Nó cung cấp tất cả các dịch vụ mà bạn mong muốn từ Google như là một chủ kinh doanh nhỏ.
Đôi khi nhỏ sẽ tốt hơn
Là một chủ kinh doanh nhỏ bạn có thể nhìn vào ngân sách marketing của bạn so với của Vinmart và vẫy cờ trắng, hoặc bạn có thể chọn để thay đổi quan điểm của mình và nhận ra rằng là nhỏ mang lại lợi thế riêng biệt trong nền kinh tế hiện đại.
Thứ nhất, nhiều người tiêu dùng đang dần từ bỏ các dịch vụ chung chung của các nhà bán lẻ lớn và tìm kiếm sự độc đáo, tương tác cá nhân được cung cấp bởi doanh nghiệp nhỏ địa phương. Bạn có thể tận dụng thông điệp này bằng cách đan mình vào cơ cấu cộng đồng của bạn. Nhà bán lẻ quần áo yoga Canada Lululemon đã tăng trưởng bùng nổ nhờ vào khả năng của họ để làm việc này. Theo trang web của họ, “Một cửa hàng lululemon nhiều hơn chỉ là một nơi để mua sắm. Đây là một một phòng tập yoga và một nơi tụ họp. Đó là một trung tâm địa phương cho các giáo viên và khách tụ tập để tìm hiểu và kết nối. Đó là kết nối của chúng tôi với cộng đồng và linh hồn của công ty.” Lululemon sử dụng các sự kiện miễn phí để làm cho mọi người cảm thấy họ có một ý thức sở hữu địa phương của các thương hiệu và bạn có thể làm điều tương tự! Thu hút mọi người bước vào cửa của bạn là 90% trận chiến và các sự kiện marketing chắc chắn có thể mang đám đông đến.
Thứ hai, kích thước của bạn cho phép bạn tập trung sự chú ý của mình vào đúng đối tượng. BigC muốn bán tất cả mọi thứ cho mọi người. Có lẽ bạn chỉ có thể tập trung vào một vài sản phẩm cho một đối tượng khách hàng. Sự rõ ràng này cho phép bạn cạnh tranh cho thứ hạng tìm kiếm trên Google, và cho không gian trên mạng xã hội.
Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, kích thước của bạn làm cho bạn tinh gọn. Mọi khía cạnh của cửa hàng hoặc nhà hàng của bạn có thể được tinh chỉnh và tối ưu hóa để đảm bảo ngày càng có nhiều khách hàng đang đến. Khi bạn thử nghiệm với các chiến lược trên Facebook, một sáng kiến email marketing mới, hay chỉ đơn giản là biển quảng cáo mới bên ngoài cửa hàng, bạn có cơ hội để đánh giá thành công và phản ứng nhanh với sự thất bại.
Thành công với kinh doanh nhỏ ở địa phương nhất thiết dựa vào bạn có bao nhiêu khách hàng hàng ngày. Tin tốt là trong khi có một số lượng đáng kinh ngạc của đối thủ cạnh tranh hiện có đang thu hút chú ý của người tiêu dùng, quy mô nhỏ có thể cung cấp lợi thế riêng biệt bằng cách giúp bạn nhắm mục tiêu, giúp bạn tinh gọn và độc đáo.
Hãy bắt đầu sớm, nắm lấy các công nghệ hiện có, và bạn sẽ có một cơ hội tốt hơn đặt chân của mình về phía trước, cả online và offline.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

7 ý tưởng kinh doanh hốt bạc dịp Tết 2018

Càng về cuối năm nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng càng tăng cao để chuẩn bị cho dịp lễ lớn nhất năm – Tết Nguyên Đán. Đây là thời cơ rất tốt cho những ai có máu kinh doanh và có nhu cầu kiếm thêm tiền tiêu Tết, nhất là các anh chị em văn phòng.
Vậy bạn đã có ý tưởng kinh doanh mặt hàng gì cho tết 2018 này chưa, hãy tham khảo 7 ý tưởng kinh doanh sau đây để lựa chọn cho mình một mặt hàng để hốt bạc trong mùa tết năm nay nhé!

Kinh doanh thực phẩm handmade

Chỉ cần khéo tay một chút là bạn có thể làm ra các mặt hàng như bánh kẹo, mứt, nem, giò chả… là những món không thể thiếu trong ngày Tết. Hơn nữa công việc này không cần nhiều vốn bởi nguyên liệu rẻ và sản phẩm lại rất dễ bán, thu lại lợi nhuận cao.
Nhất là khi trên thị trường hiện nay đang diễn ra “cơn bão” hàng giả, hàng kém chất lượng thì những món ăn “nhà làm” sẽ luôn được người tiêu dùng chào đón, kể cả giá bán có cao hơn giá thị trường đi chăng nữa.

Kinh doanh thực phẩm quê

Bên cạnh thực phẩm handmade thì thực phẩm quê cũng được người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi chất lượng an toàn và đặc sản vùng miền lạ miệng giúp bữa ăn ngày Tết thêm phần phong phú.
Chỉ cần bạn tìm được nguồn hàng chất lượng và có đủ vốn đầu tư thì đây sẽ là một ý tưởng kinh doanh cực hấp dẫn. Ví dụ một số thực phẩm quê bạn có thể tham khảo là thịt lợn rừng, thịt trâu gác bếp, chả mực Hạ Long, cam Vinh…

Kinh doanh cây cảnh

Cây cảnh luôn là nhu cầu thiết yếu của các gia đình dịp Tết Nguyên Đán, là một trong những mặt hàng được đánh giá là khả quan nhất bởi lãi thu về rất cao.
Bạn có thể liên hệ với các vườn đào, quất, mai để nhập cây về bán hoặc nhập những loại hoa như hoa cúc, hoa ly, hoa hồng, tầm xuân, hoa địa lan… là những loại hoa mà hầu như ngày Tết nhà nào cũng có.
Hoa ngày Tết không phải bó nhiều bởi người ta sẽ mua về cắm hoặc trồng trong chậu đơn giản chứ không cần hoa bó nghệ thuật. Nếu bạn khéo tay có thể làm tháp cây phát lộc để bán vì các gia đình rất chuộng loại cây này với mong muốn năm mới may mắn và tài lộc.

Ý tưởng kinh doanh dịch vụ dọn nhà

Nhiều gia đình cuối năm bận rộn không có thời gian để dọn dẹp nhà cửa nên dịp này bạn có thể mở loại hình dịch vụ dọn nhà để kiếm thêm thu nhập. Công việc này sẽ mang lại lợi nhuận khá cao mà không mất nhiều vốn.
Nếu chỉ làm quy mô nhỏ thì bạn có thể rủ bạn bè, người thân cùng làm, tạo cơ hội cho người khác kiếm tiền cùng. Còn nếu có cơ hội làm quy mô lớn hơn thì bạn cần phải chuẩn bị sớm đội ngũ nhân lực kịp cho những ngày giáp Tết.

Mở các điểm trông giữ xe

Chỉ cần có địa điểm phù hợp, gần những nơi mua sắm sầm uất là bạn có thể mở điểm trông giữ xe mang lại doanh thu béo bở. Tuy nhiên cần phải cẩn trọng khi chọn hình thức kinh doanh này vì ngày lễ đông người rất dễ xảy ra trộm cắp.

Kinh doanh bánh chưng, bánh giầy

Người Việt chúng ta có tục lệ gói bánh chưng bánh giầy ngày Tết nhưng cuộc sống tất bật ngày nay khiến người ta không có đủ thời gian để thực hiện tục lệ đó nữa. Đây là cơ hội kinh doanh mang lại tiền lãi gấp đôi dành cho bạn bởi nhu cầu người mua rất cao và nguyên liệu làm bánh lại rất rẻ. Chỉ cần khéo tay một chút và học cách gói bánh một lúc là có thể bắt tay vào làm những chiếc bánh cổ truyển này.

Kinh doanh tiền lì xì ngoại và hàng xách tay

Tiền lì xì ngoại và các sản phẩm hàng xách tay ngoại như rượu, trái cây, bánh kẹo là những mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng trong những năm gần đây. Rất nhiều người muốn mua sản phẩm hàng ngoại, tiền lì xì ngoại để làm quà biếu Tết sang trọng hơn.
Nếu bạn có nguồn hàng ngoại giá tốt và đảm bảo chất lượng thì đây sẽ là hình thức kinh doanh bạn không nên bỏ lỡ.
Trên đây là 7 ý tưởng kinh doanh chắc chắc sẽ mang lại nguồn thu hấp dẫn cho bạn vào dịp Tết Nguyên Đán 2018. Tuy nhiên vì tất cả đều là mặt hàng thời vụ nên hãy tính toán thật cẩn thận để không bị tồn đọng hàng thừa dẫn đến thua lỗ. Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Bạn Có Nhớ & Biết Điều Này


Cánh cò cõng nắng cõng mưa, Mẹ tôi cõng cả 4 mùa gió mưa

Cha tôi lắm nỗi gian nan, Vì con cơ cực chẳng màng tấm thân

Bạn có biết vì ai mà bố mẹ phải vất vả thế không, Vì ai mà bố mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả không màng tấm thân.

Bạn có biết sức khỏe của bố mẹ ngày càng suy yếu, các bệnh xương khớp của bố mẹ ngày càng trầm trọng, hành hạ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của cha mẹ.

Bạn có biết đau xương khớp lâu ngày không chữa có nguy cơ dẫn tới tàn phế suốt đời không.

Bạn có biết số tiền bạn bỏ ra để mua 1 đôi giày, 1 chiếc áo mới, hay 1 cuộc nhậu nhẹt với bạn bè, cũng thừa mua 1 hộp thuốc xương khớp hay mua mật ong giúp bố mẹ bạn thoát khỏi cơn đau xương khớp hay không.? --------------------------------------------- BẠN HÃY HÀNH ĐỘNG THEO TRÁI TIM BẠN MÁCH BẢO

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

22 sai lầm của chủ kinh doanh nhỏ

Trong những năm làm việc với nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, tôi nhận ra rằng có rất nhiều sai lầm có thể đẩy doanh nghiệp đi chệch hướng khiến họ bị phá sản. (Chính bản thân tôi cũng đã mắc phải một vài sai lầm đó). Hiện tại, ngay từ đầu tôi đưa danh sách này cho những khách hàng của mình. Tồi nói họ dán danh sách đó vào lịch làm việc hàng ngày và treo trên tường cạnh máy tính. Tôi đề nghị bạn cũng làm như vậy để tránh mắc lỗi và tăng cơ hội thành công lên 1000%.
22 sai lầm của chủ kinh doanh nhỏ
1. Động lực để thành lập một doanh nghiệp, chỉ vì bạn biết cách làm một điều gì đó (thiết kế đồ trang sức, làm bánh pa-tê ngon hơn…)
Bạn biết làm tốt một điều gì đó không có nghĩa là bạn biết cách điều hành một doanh nghiệp, hai điều đó không hề giống nhau. Nếu bạn đi theo logic đó thì sẽ có hàng triệu Martha Stevvard (chủ công ty truyền thông Martha Stevvart Living Omnimedia (MSLO), trị giá hon
600 triệu USD) và Marie Callenders (chủ một chuỗi các nhà hàng và hiệu bánh ngọt nổi tiếng)! Bạn cần học cách điều hành doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, truớc khi bạn đưa thời gian, nguồn vốn và tài nguyên của bạn vào hoạt động. Phần II của cuốn sách đã giúp bạn học các kỹ năng cần thiết để điều hành một doanh nghiệp, mà bạn có thể tự làm các khâu hoặc thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp ấy. Bạn hãy đặc biệt chú ý phần thiết kế kế hoạch kinh doanh chi tiết ở Mục 7.
2. Khởi nghiệp mà không có kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chi tiết cho cuộc đời và công ty
Tôi không bao giờ nói bạn không cần một kế hoạch kinh doanh, những điều tôi nói là bạn cần một bản kế hoạch chi tiết cho cuộc đời và cho sự nghiệp kinh doanh, để đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ và có cuộc sống hạnh phúc. Nếu như bạn đang cần vốn đầu tư, đặc biệt là từ Ban Quản lý Doanh nghiệp nhỏ, bạn cần có bản kế hoạch kinh doanh.
3. Khởi nghiệp mà không có tầm nhìn
Bạn phải nhìn thây được công việc kinh doanh của bạn vẫn đang hoạt động, trước khi đi vay, thuê cửa hàng hoặc ỉn danh thiếp. Bạn chỉ bắt đầu khi đã xác định rõ về công việc kinh doanh của mình. Nó gần như một ngọn đuốc dẫn đường, khi bạn đang trên con đường gây dựng kinh doanh. Tầm nhìn và sự tưởng tượng là hai kỹ năng tất yếu cần có của bất kỳ chủ doanh nghiệp nào. Xem Mục 6 để học cách thiết lập tầm nhìn tốt cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn cũng phải đưa ra bản kế hoạch và định hướng khi bạn rời khỏi doanh nghiệp (xem 22 sai lầm). Tất cả mọi người đều muốn nghỉ ngơi tại thời điểm nào đó. Bạn cần lập kế hoạch cho việc rút lui một cách êm đẹp, để doanh nghiệp mang lại cho bạn một khoản thu nhập hoặc sẽ là số tiền dự trữ để đầu tư vào công việc kinh doanh kế tiếp của bạn.
4. Làm việc lâu hơn và chăm chi hơn để vượt qua thách thức trong kinh doanh
Kinh doanh như một thừ thách khi bạn vừa mới bắt đầu và khi mọi thứ trở nên khó khăn, mọi người sẽ khuyên bạn nên làm việc chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, điều đó sẽ chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Khi tôi đang học chơi golf, tôi đã cố gắng lấy đà nhiều hết mức có thể cốt để đánh quả bóng đi xa. Nhưng tôi nhanh chóng học được rằng lấy đà nhiều sẽ không đánh được bóng bay xa trên đường lăn. Tôi cần phải thả lỏng người để chơi tốt hơn. Trong việc kinh doanh cũng tương tự như vậy. Khi khách hàng của tôi nản chí và khủng hoảng, tôi “sắp xếp” cho họ thời gian để nghỉ ngơi. Đó có thể là một cuộc đấu tranh, đặc biệt khi khách hàng đang bị khủng hoảng do công việc kinh doanh không tiến triển tốt. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, bằng cách nhìn vấn đề mới và thoáng hon, bạn có thể làm tăng thêm hiệu quả và nỗ lực điều hành doanh nghiệp.
5. Sai lầm khỉ thuê nhân viên giống bạn
Khi lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn sẽ quan tâm đến các hoạt động chính cần có để điều hành một doanh nghiệp. Một trong số đó là cần những người có nãng lực và kỹ năng không giống với bạn. Nếu bạn tuyển nhân viên có tính cách và năng lực giống nhau, bạn sẽ không thể tạo được một doanh nghiệp mạnh. Ví dụ, nếu bạn có nhiều ý tưởng và có cái nhìn bao quát, bạn sẽ tự hại mình nếu tuyển một kế toán có tính cách giống bạn. Một kế toán tốt cần có đặc tính trái ngược: Họ phải rất tập trung và tỉ mỉ. Tuyển nhân viên có năng lực thích hợp như hoạt đông cốt lỗi của công ty bạn. Như đã nói ở Mục 9, để nhận biết được chính xác điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, sừ dụng các bài trắc nghiệm tính cách và kỹ năng trước khi bạn tuyển dụng. Bạn cũng nên đọc cuốn Now, Discover Your Strengths (Hãy khám phá điểm mạnh của bạn ngay bây giờ) để học thêm về việc xây dựng nhóm và các cá thể tốt với các điểm mạnh có thể hỗ trợ cho nhau.
6. Hợp tác với những đối tác không cần thiết
Thinh thoảng, xuất phát từ nỗi lo sợ phải làm việc một mình, hoặc do thiếu vốn mà các chủ doanh nghiệp nhỏ họp tác cả với những đối tác không cần thiết. Trong kinh doanh, sự hợp tác có thể bền chặt hơn một cuộc hôn nhân, và việc loại một đối tác ra khỏi công việc kinh doanh có thể tồi tệ hơn một cuộc li hôn. Vấn đề lớn nhất ở đây là phải xác định rõ, liệu đối tác của bạn có cùng tầm nhìn kinh doanh hay họ có ý kiến riêng. Hầu hết các doanh nghiệp đều đòi hỏi tầm nhìn chiến lược nhất quán; nếu không, tình hình sẽ giống như có hai người lái trên một chiếc xe, không ai chịu rời đi và xảy ra nhiều cuộc tranh giành để tìm ra ai là người lái. Trước khi quyết định hợp tác, hãy xem xét liệu bạn có thể thuê hay trao đổi các dịch vụ với họ không. Có thể bạn sẽ thấy thoải mái hơn trong thời gian dài. Khi bạn hợp tác, phải chắc chắn rằng những điều khoản liên quan đến đối tác và công việc đã được chọn lọc và ghi lại bằng văn bản trước khi ký thỏa thuận. Hãy coi đó như “Giấy đăng ký kết hôn” của sự nghiệp kinh doanh.
7. Kiểm soát mọi thứ
Nếu bạn cảm thấy luôn cần có mặt ở doanh nghiệp, luôn chỉ đạo mọi việc, bạn sẽ tự đưa mình vào cảm giác khủng hoảng và rốt cục, bạn sẽ gặp phải sai lầm trong công việc kinh doanh cũng như trong đời sống riêng. Như tác giả của kinh doanh nhỏ – Michael Gerber đã dạy tôi, nếu bạn có mặt ở công ty mọi lúc, thì không phải bạn đang sở hữu doanh nghiệp mà đang sở hữu một công việc. Nếu bạn không phát triển các hệ thống kinh doanh và giao phó bớt công việc, bạn sẽ không bao giờ làm chủ doanh nghiệp. Chi đơn giản như vậy thôi. Xem lại Mục 8 và chắc chắn rằng bạn có các hệ thống để vừa đảm bảo tốt công việc công ty, vừa đảm bảo được cuộc sống riêng.
8. Không phân loại khách hàng
Bill Cosby đã từng nói rằng: “Tôi không biết chìa khóa dẫn tới thành công, nhưng tôi biết chìa khóa dẫn tới thất bại và đó là không phân loại khách hàng”. Bạn cần nhận biết loại hình dịch vụ hay sản phẩm mà bạn muốn và sau đó đem bán cho khách hàng tiềm năng – người sẽ sử dụng các dịch vụ của bạn. Nếu bạn cố gắng bán các sản phẩm đắt tiền cho người nghèo, bạn sẽ thất bại. Hãy tập trung vào loại hình dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn muốn bán, và sau đó xác định nơi nào bạn cần đến để tìm kiếm khách hàng.
9. Cố gắng khắc phục các điểm yếu
Tất cả các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn chú ý vào các điểm yếu thì chi làm tăng thêm các điểm yếu mà thôi. Bạn cần phải tập hung vào việc củng cố các năng khiếu đặc biệt của mình. Đừng cố gắng cứu chữa các điểm yếu, ủy thác hoặc điều khiển nó dễ dàng hơn trong khi đó hãy tập trung vào phát triển điểm mạnh của mình.
Rất nhiều khách hàng của tôi cố gắng xác định hoặc kết nối các khả năng khác biệt của mình lại với nhau. Nếu là bạn, hãy cố gắng làm theo các chỉ dẫn sau: Viếtmột bức thư hoặc nói chuyện với những người bạn thân, đồng nghiệp hoặc ngưòi thân và hỏi họ điều gì khiến bạn trở nên khác biệt. Nếu họ tìm đến với bạn vì một trong những điểm mạnh của bạn, hãy xem họ sẽ lại đến vì cái gì. Thứ hai, đọc cuốn Now, Discover Your Strength (Hãy khám phá điểm mạnh cùa bạn ngay bây giờ) và làm bài trắc nghiệm trực tuyến người đi tìm điểm mạnh của cùng tác giả.
10. Không sử dụng tiền (đầu tư) của doanh nghiệp trước khi bạn kiếm được tiền
Đây là một sai lầm lớn trong số – 22 sai lầm. Trong những năm đầu tiên kinh doanh, tôi chỉkiếm đủ tiền duy trì công ty. Sau đó điện thoại của tôi bắt đầu đổ chuông, nhưng tôi không thể vừa trả lời điện thoại vừa tiếp khách hàng. Tôi biết mình cần thuê một nhân viên lẻ tân, nhưng làm sao tôi có thể làm điều đó, khỉ tôi chỉ kiếm đủ tiền để trả các hóa đơn? Tôi tự hỏi mình, tôi sẽ trả lời ra sao khi khách hàng cũng gặp vấn đề tương tự – và tôi đã thuê một nhân viên lễ tân. Ban đầu tôi phải trả lương cho cô ta bằng thẻ tín dụng cùa tôi, nhưng sau một năm, tôi đã kiếm được nhiều tiền. Khoản tiền đó đủ để trả lương cho cô nhân viên và cho tôi một khoản lương kha khá. Thỉnh thoảng bạn cần phải chi tiêu, hoặc như tôi hay gọi là đầu tư, đầu tư tiền vào những điều cần thiết có ảnh hưởng tích cực tới lợi nhuận của bạn.
11. Thăng chức cho những nhân viên không phù hợp
Đây là một trong những sai lầm lớn nhất của người chủ doanh nghiệp. Bởi vì có thể bạn có những nhân viên làm được việc, điều đó không có nghĩa là họ sẽ được cất nhắc lên vị trí giám sát hoặc quản lý nếu như họ không có khả năng quản lý. Hãy nhớ rằng hầu hết các vận động viên giỏi rất hiếm khi trở thành huấn luyện viên tốt. Một người quản lý giỏi hoàn toàn khác và có những khả năng không ai có. Hãy chắc chắn rằng nhân viên bạn thuê làm quản lý là một người biết cách quản lý.
12. Phát triển công ty mà không có hệ thống kinh doanh
Một hệ thống tốt là nền tảng cho công việc kinh doanh của bạn. Khi công việc điều hành doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn, 99% vấn đề được giái quyết nhờ có hệ thống kinh doanh tốt. Tìm ra hệ thống kỉnh doanh là điều khó khăn đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, việc thiết lập các hệ thống kinh doanh đơn giản như việc viết ra những điều bạn nghĩ về cách thức làm việc. Đọc lại Mục 8 để xác định được điều gì bạn cần tập trung để thiết lập nên hệ thống kinh doanh tốt cho doanh nghiệp của bạn.
13. Cố gắng tự làm mọi việc
Một trong những sai lầm lớn nhất của bạn là tin rằng bạn có thể tự làm mọi việc. Như đã đề cập ở Mục 10, ước vọng kinh doanh của bạn càng cao thì những người làm việc với bạn càng phải càng giỏi. Xác định và tập hợp các nhóm trong và ngoài doanh nghiệp mà bạn cần để tạo được “Kinh doanh nhỏ – Thành công lớn”.
14. Quá lạc quan khi vừa mới bắt đầu
Tránh lạc quan thái quá khi bạn thu được lợi nhuận vào những ngày đầu và khoản lợi nhuận lớn trong năm đầu kinh doanh. Một trong nhũng lý do chính dẫn đến thất bại của các chủ doanh nghiệp nhỏ là không kiểm soát được tiền bạc. Quá lạc quan sẽ khiến bạn không nhìn ra điều gì mới thực sự dẫn bạn tới thành công. Xây dựng công việc kinh doanh trên nền tảng của thực tế, bằng cách đưa ra nguồn ngân quỹ chính xác trong vòng ba năm đầu hoạt động.
15. Mua thiết bị có chất lượng tốt nhất và thuê nhân viên nhiều hơn nhu cầu
Bạn nên thuê hoặc mua những thiết bị cần thiết để doanh nghiệp hoạt động có năng suất và hiệu quả. Điều đó không có nghĩa là bạn phải mua nhũng thiết bị đắt tiền nhất – chỉ như bạn cần tạo ra sản phẩm và dịch vụ có thể giữ chân khách hàng. Bắt đầu bằng việc thiết lập ngân quỹ cho các khoản chi dự kiến loại hình kinh doanh nhỏ của bạn. Ngoài ra, bạn không cần phải đầu tư vào nhiều người, mà háy đầu tư vào nhúng người tốt nhất bạn có thể tìm. Trong tiếng Tây Ban Nha có câu: Lo barato sale caro, có nghĩa là: bạn nhận được những gì bạn cho đi. Bạn thà trả lương cao cho một người giữ sổ sách hoặc một kế toán tốt, còn hơn thuê cùng lúc cả người giữ sổ sách và kế toán có ít năng lực hơn.
16. Bắt đầu kỉnh doanh mà không có niềm đam mê và chỉ tập trung vào các ý tưởng dựa trên lợi nhuận/lòng tham
Bạn sẽ không bao giờ đạt tới thành công khi không quan tâm đến niềm đam mê cùa mình. Tôi bắt đầu thấy lo lắng ngay khi có người hỏi tôi: ngành kinh doanh gì đem lại khoản tiền lớn nhất. Để thành công trong kinh doanh, bạn cần một thời gian dài và điều đó đòi hỏi niềm đam mê. Có một cuốn sách tuyệt vời đuợc viết cách đây mấy nám với tựa đề Do What You Love, The Money WillFoìlow (Làm nhũng gì bạn thích, tiền bạc sẽ tự đến), trong đó có một vài lời khuyên bổ ích nhất mà bạn có thể học hỏi.
17. Bỏ cuộc quá sớm
Tất cả những câu chuyện có sức truyền cảm lớn đều viết về những người theo đuổi ước mơ và không bỏ cuộc cho tới khi ước mơ trở thành hiện thực. Câu chuyện của họ hấp dẫn, bởi họ phải vượt qua những trở ngại tưởng chừng không thể vuợt qua được. Họ có thể phải bỏ cuộc và có thể đưa ra những lý do chính đáng nhất để từ bỏ việc theo đuổi ước mơ. Nhưng điều đã biến họ từ một người bình thường trở thành anh hùng là việc dũng cảm quyết tâm đối mặt với những thử thách. Đó là lý do tại sao bạn nên bắt đầu kinh doanh dựa trên các lĩnh vực mình đam mê.
18. Tìm kiếm người nói những điều bạn muốn nghe, thay vì nói sự thật
Bạn có nhớ hội chứng American Idol (Thần tượng Mỹ)? Đừng hỏi mẹ bạn hay nhân viên xem bạn đã làm như thế nào. Tôi tin rằng bạn sẽ hiếm khi nhận được những lời góp ý mang tính xây dựng. Có rất ít Simon Cowells trong đời sống thật. Nếu bạn thực sự muốn phát triển doanh nghiệp, bạn cần nhờ sự giúp đỡ của cố vấn bên ngoài.
19. Không đầu tư tiền cho bản thân bạn hay lời tư vấn thích hợp
Những người thành công luôn có một nhóm người hướng dẫn hoặc cố vấn bên mình. Đó là một trong những lý do họ thành công nhanh hơn những nguời khác. Bạn nên có đội ngũ như vậy khi cần tuyển dụng những người giỏi nhất đế giúp bạn đưa ra những lời khuyên bổ ích trên nhiều khía cạnh kinh doanh khác nhau. Bạn cũng phải tự hoàn thiện mình hết mức có thể, bằng cách đầu tư vào chính bản thân mình và vào việc bổ sung thêm kiến thức hiện tại. Các khóa học, những cuốn sách, thầy hướng dấn có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức nhờ đó bạn có thể cải thiện được công việc kinh doanh.
20. Không chỉ ra tầm nhìn cho nhân viên
Tất cả những chủ kinh doanh nhỏ đều làm lãnh đạo, với vị trí đó họ phải chỉ cho nhân viên thấy một tương lai tươi sáng hơn. Không ai làm việc cho một nhà lãnh đạo mà chính họ không biết họ sê làm gì trong thời gian tới. Không ai làm việc cho một nhà lánh đạo không có niềm tin vào tương lai. Để lãnh đạo nhân viên (đôi khi là khách hàng) của bạn, bạn cần phác họa lên một tương lai thật sinh động mà nhân viên của bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được vị trí của họ ở trong đó. Hãy đọc lại Mục 6. “Tầm nhìn của bạn – Khởi nguồn vai trò lánh đạo”.
21. Giao cho nhân viên nhiều hách nhiệm hơn khả năng và quyền hạn của họ
Phàn nàn lớn nhất từ những chủ doanh nghiệp nhỏ, là họ không thể tìm được người thích họp với công việc. Nhưng thỉnh thoảng họ cũng thuê được một nhân viên thực sự có khả năng và nhanh chóng giao phó nhiều nhiệm vụ cho họ, rốt cục đxã biến nhân viên đấy thành một người không có năng lực làm việc. Có thể bạn sẽ không bao giờ tìm đủ nhân viên chủ chốt, nhưng nếu bạn muốn tránh làm cho nhân viên giỏi của mình bị khủng hoảng trong công việc, hãy đọc lại Mục 9.
22. Không có một chiến lược rút lui (hoặc kế hoạch xấu chuỗi)
Nếu bạn làm theo các chi dẫn trong cuốn sách này, bạn sẽ từ vị trí một người làm thuê cho chính mình trở thành một doanh nhân tự làm chủ và điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, mục đích của việc kinh doanh là đem lại cho bạn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kinh doanh tạo nên tính công bằng và cố thể có giá trị lớn. Một người chủ doanh nghiệp sáng suốt sẽ viết trước bản kế hoạch trong trường hợp họ phải rời bỏ công ty. Trong trường hợp đó, bạn sẽ chọn cách nào: Bạn sẽ bán công ty hoặc chuyển cho một thành viên trong gia đình, hoặc cho một trong những nhân viên giỏi của bạn? Người chủ doanh nghiệp thông minh sẽ nghĩ về điều này ngay từ khi bắt đầu kinh doanh.
Small Business, Big Life – Louis Barajas