Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều

Binh pháp tôn tử từng bảo “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều”




Có ai trưởng thành mà không bắt đầu bằng một trẻ sơ sinh, có doanh nghiệp, tập đoàn lớn nào không từng bắt đầu từ một công ty tí hon? Câu chuyện cái gara huyền thoại chắc chúng ta từng nghe qua. Ở tuổi 20, Steve Paul Jobs đã dựng lên một cơ đồ Apple từ gara xe của bố mẹ nuôi, cùng với Steve Wozniak (lúc đó 26 tuổi).

Chúng ta đã chắt chiu từng đồng, làm từng thương vụ nhỏ để nuôi dưỡng cái chí của mình. Chí lớn hay không mới là quan trọng, còn tất cả công việc mà ta làm là hành trình để đạt được chí hướng hay mục đích mà mình đặt ra.

Tuy nhiên, chí lớn là một việc, còn để đạt được cái chí đó lại là chuyện khác. Không phải ai cũng thỏa được chí, mà khối danh sĩ phải buồn đau thốt lên “Chí chưa thành, danh chưa đạt. Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương” (Hồ trường – Nguyễn Bá Trác).

Trong kinh doanh, táo bạo nhưng đừng bao giờ hoang tưởng, phải tỉnh táo trong từng thương vụ nhỏ nhất. Nếu ta còn tí hon, thì hãy bắt đầu những thương vụ tí hon, đừng vội lao ra biển lớn sóng cả để chết chìm. Cho nên, lời khuyên đầu tiên là hãy chọn lựa những việc kinh doanh nhỏ, hẹp, dễ kiểm soát, chi phí thấp. Làm nhiều thương vụ nhỏ để tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn và tích lũy quan hệ.

Thay đổi không ngừng chính là cách để lớn lên. Chúng ta không vội nhưng cũng không thể chấp nhận cứ nhỏ hoài, muốn lớn lên thì phải thay đổi, phải lột xác. Học tập, tiếp thu cái mới, công nghệ mới, quản trị mới, nghĩ ra sản phẩm và dịch vụ mới. Mỗi ngày tự thay đổi thì chỉ một thời gian ngắn, chúng ta sẽ lớn hơn nhiều so với lúc đầu. Đó là một sự trưởng thành chắc chắn, bền vững.

Nhỏ thì phải dựa vào lớn để trưởng thành, cho nên tìm cho ra đối tác lớn để hợp tác. Quá trình hợp tác đó giúp chúng ta học hỏi thêm về quản trị, dựa vào thương hiệu lớn để xây dựng thương hiệu cho mình. Nhưng bác lưu ý rằng, để hợp tác được với doanh nghiệp lớn, chúng ta phải có cái gì đó riêng, đặc sắc. Dân gian nói “nhỏ mà có võ” chính là vậy.

Khai thác tối đa lợi thế của quy mô nhỏ chính là binh pháp của kinh doanh. Nguyễn Trãi từng dụng binh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” mà thắng quân Minh. Thế giới cũng không thiếu những sự chiến thắng như vậy, đặc biệt là trong thương trường. Còn lợi thế của chúng ta thì chính chúng ta phải tạo ra, không ai làm thay được.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét