Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Nỗi sợ hãi của con người

Thế giới luôn tồn tại và phát triển, người trẻ vẫn luôn phải sống cùng nỗi băn khoăn và sợ hãi vô hình như: internet, áp lực cuộc sống, lối sống hiện tại, vvv. Một trong những điều mà tối muốn chia sẻ ở đây đó là nội sợ hãi từ internet từ khát vọng chứng tỏ bản thân mình với xã hội và cộng đồng



Internet và mạng xã hội đem đến cảm giác tự do. Chúng ta tin mình nắm quyền chủ động. Thực tế chúng ta lại bị chi phối bởi chính mạng lưới ấy. Hãy quan sát hoạt động trong ngày của một người trẻ: Sáng mở mắt, việc đầu tiên ta làm là chộp lấy điện thoại kiểm tra tin nhắn. Vừa ăn sáng, ta vừa dán mặt đọc email, kiểm tra xem ai like bài/ ảnh của ta trên Facebook, Twitter, Instagram. Ở giảng đường hay nơi làm việc, chốc chốc ta liếc mắt qua trang báo mạng ưa thích xem có tin tức gì mới. Và tất nhiên, sao có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của news feed, rồi ta cần thả tim, gõ vài bình luận dưới một clip hay một bức ảnh... Những hành động ấy lặp đi lặp lại tới khi ta vào giường ngủ. Trong tâm trí ta là dòng chảy liên tục của những hình ảnh, lời bình luận, số lượng like, cân nhắc xem sẽ phải đăng lên một thông tin nào để chung quanh chú ý và tương tác. Nhìn sâu hơn, đấy chính là nỗi ám ảnh về sự hiện diện. Viễn ảnh phải nằm ngoài các cuộc bàn tán và các sự kiện nóng sẽ khiến ta lo ngại, giống như bị lãng quên. 

Hay đơn giản hơn chúng ta giờ ai cùng cần, muốn có 1 chiếc iphoneX đời 2018, mới nhất để kheo, hay đơn giản chỉ là để mọi người chú ý và biết đến. Nhưng có có hữu ích với ta không, các doanh nhân thành đạt họ gặp gỡ khách hàng, đi đây về đó mới dùng, còn bạn phấn đầu mua IphoneX làm gì nếu bạn sáng đi làm tối về nhà ngủ,vv....Tất cả những nỗi sợ hãi: sợ mọi người không biết đến mình, long tự trọng đã che mặt tâm hồn bạn mang tên: "sống không đủ "này

Chính nỗi sợ "sống không đủ" này tạo nên kiểu áp lực mới. Nếu trước kia, cuộc sống cá nhân chỉ là của riêng mỗi người, thì nay đã khác. Chúng ta khao khát trải nghiệm nên dễ bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm mà người khác phô bày trên mạng. Chẳng hạn như khi thấy những ai đó du lịch, thưởng ngoạn, tức khắc trong đầu ta phác thảo ngay kế hoạch lên đường. Áp lực càng đè nặng khi người xung quanh đã đã thực hiện xong những chuyến du hành. Ta không muốn bị bỏ lại, ta sợ hãi bị xem là kẻ lạc thời, ta muốn nếm trải những điều đang được bàn tới. Ta nỗ lực để được như thế, dù đôi khi đó không hẳn là điều thực sự cần thiết cho ta.

Tương tự, việc phải sở hữu những món đồ đắt giá, tận hưởng dịch vụ cao cấp cũng trở thành một kiểu áp lực mới. Dĩ nhiên có áp lực sẽ có nỗ lực phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, khi chưa đạt tới "chuẩn mực", nhiều bạn trẻ tủi thân, mặc cảm, buồn bã và cả lo sợ. Sống ảo là một giải pháp cho tình thế này. Thực sự, khi đọc những bài bóc mẽ ai đó sử dụng hàng fake, dùng đồ đi mượn để sống ảo, có lẽ chúng ta nên cảm thông hơn là chế giễu. Bởi sâu xa, những người trẻ ấy cũng là nạn nhân của nỗi ám ảnh từ thế giới mạng mà thôi. 

Vậy làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi đó ?

Cách duy nhất để chiến thắng sợ hãi là đối mặt với nó. Trốn chạy không phải là lựa chọn. Hãy xác định bản chất của mỗi nỗi sợ và tìm cách tháo gỡ. Đừng xem nhẹ nỗi sợ, vì nó là mầm mống của những thứ tồi tệ hơn như trầm cảm, rối loạn nhân cách. Hãy đối xử với nỗi sợ của bạn như một vết thương. Cần quan sát, điều trị cho đến khi vết thương ấy khỏi rồi để thời gian hàn gắn vết thương đó, từ đó trả lại cho bạn tinh thần lành lặn thực sự

Đơn giản hơn hăy bỏ theo dõi các trang mạng ồn ào, rời khỏi các hội nhóm gây tranh cãi, tập trung nhiều hơn vào những thói quen mang đến niềm vui thực chất, rời xa những người bạn tiêu cực chính là cách ta tạo nên bầu khí quyển lành mạnh cho tinh thần tốt nhất !!!

Trên hành trình trưởng thành, cách hiệu quả nhất giúp ta vượt qua mọi hố thẳm sợ hãi, đơn giản là sống thật. Bạn có thể bước ra khỏi thế giới ảo, để sống thật là mình, theo đúng cách bạn muốn không ?
 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét